Bệnh tiểu đường không nên uống gì để kiểm soát tốt căn bệnh? Một chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe ổn định khi mắc bệnh tiểu đường. Vậy người bệnh tiểu đường không nên uống gì và nên uống gì để đảm bảo sức khỏe? Hãy cùng Ocany theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường
Khi cơ thể gặp phải tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Đáng tiếc là y học hiện đại vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể điều trị các triệu chứng của bệnh và duy trì mức đường huyết ổn định bằng thuốc. Có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan gây ra bệnh tiểu đường. Dưới đây là 3 loại tiểu đường đến từ những lý do khác nhau mà bạn có thể tham khảo.
Bệnh tiểu đường tuýp 1
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 là do tổn thương khiến các tế bào beta của tiểu đảo tủy mất khả năng sản xuất insulin. Nếu không có insulin, glucose sẽ không thể đi vào tế bào mà sẽ bị giữ lại trong máu khiến lượng glucose trong máu tăng cao gây ra bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường tuýp 2
Đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường tuýp 2 là do tuyến tụy hoạt động kém hiệu quả không tiết đủ insulin hoặc bản thân insulin hoạt động không hiệu quả dẫn đến kháng insulin. Vấn đề này làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường trong trường hợp này xảy ra trong giai đoạn phụ nữ mang thai. Ở thời kỳ này, nhau thai tiết ra một số hormone để kích hoạt sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, chúng làm cho cơ thể bà bầu gặp khó khăn trong việc sản xuất hoặc sử dụng insulin (kháng insulin). Do đó, để duy trì một lượng đường ổn định trong máu, tuyến tụy của người mẹ buộc phải tăng cường tạo ra nhiều insulin hơn (gấp 3 lần so với thông thường). Nếu cơ quan này sản xuất ra thiếu insulin, hàm lượng glucose trong máu tăng cao, gây ra vấn đề tiểu đường thai kỳ.
Vậy bệnh tiểu đường không nên uống gì? Cách sử dụng thực phẩm đối với những trường hợp bệnh tiểu đường trên có gì khác nhau không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bệnh tiểu đường uống nước gì tốt và hạn chế uống gì ở nội dung tiếp theo.
Bệnh tiểu đường không nên uống gì?
Đối với những ai mắc bệnh tiểu đường thì nên tránh dùng đồ uống, đồ ăn có đường bất cứ khi nào có thể. Chúng không chỉ làm tăng lượng đường trong máu mà còn chiếm một phần đáng kể lượng calo cần thiết hàng ngày của bạn. Những liệt kê dưới đây sẽ cho bạn biết bệnh tiểu đường không nên uống gì.
Soda
Soda chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách đồ uống nên tránh khi bị mắc bệnh tiểu đường. Trung bình một lon soda chứa hơn 40g carbohydrate và 150 calo. Nhiều trường hợp, thức uống này còn là nguyên nhân gây tăng cân và sâu răng. Tốt nhất, nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường và thèm nước có vị ngọt thì hãy thay thế soda bằng loại nước khác tốt cho sức khỏe hơn.
Nước ngọt
Nếu ai đó thắc mắc: “bệnh tiểu đường không nên uống gì” thì nước ngọt có gas là một cái tên được cảnh báo nhiều nhất. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 được bác sĩ đặc biệt khuyến cáo không nên uống tất cả các loại nước giải khát có gas. Bởi chúng có thể làm tăng đường và huyết áp một cách nhanh chóng khiến cho bạn dễ đối mặt với đột quỵ. Mặc dù trên hiện trường có loại nước ngọt không calo, không chứa đường hay không chất tạo ngọt cho người ăn kiêng. Nhưng để phòng bệnh chuyển biến xấu, người mắc bệnh tiểu đường cũng không nên dùng.
Nước tăng lực
Nước tăng lực có chứa rất nhiều caffeine và carbohydrate ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bị tiểu đường. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước tăng lực không chỉ làm tăng lượng đường trong máu mà còn có thể gây ra kháng insulin. Ngoài ra, quá nhiều caffeine có thể khiến bạn lo lắng, tăng huyết áp và mất ngủ.
Nước trái cây đóng hộp
Tuy có vị như nước hoa quả nhưng giá trị dinh dưỡng của nước trái cây đóng hộp thường rất thấp. Trong khi lượng đường và tinh bột có trong loại nước uống này lại rất cao. Do đó, thức uống có vẻ thơm ngon này sẽ dễ khiến lượng đường trong máu của bệnh nhân tăng đột biến.
Rượu trái cây
Những người bị mắc bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ một lượng rất nhỏ. Nếu bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu của mình, bạn có thể thưởng thức một số lượng ít rượu trái cây. Tuy nhiên, lượng rượu này chỉ khoảng 50ml đến 100ml là được. Bạn không nên dùng quá nhiều vì trong quá trình làm rượu trái cây phải sử dụng một lượng đường không hề nhỏ. Hơn nữa, trong bữa ăn có sử dụng rượu trái cây thì bạn nên hạn chế dùng tinh bột như cơm. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một loại thực phẩm khác như là ngũ cốc.
Thức uống có cồn
Nếu nói: “bệnh tiểu đường không nên uống gì?” thì đồ uống có cồn là một hồi chuông cảnh bảo nguy hiểm. Nhất là đối với bệnh nhân nam, thường khó bỏ bia rượu mặc dù biết bản thân đang mắc bệnh tiểu đường. Bia có chứa tinh bột và đường, nhưng rượu không chứa đường. Tuy nhiên, rượu có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống, gây bất lợi cho những người đang dùng thuốc tăng tiết insulin. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên tránh các đồ uống có cồn để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Bệnh tiểu đường nên uống gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị những người mắc bệnh tiểu đường nên chọn đồ uống ít đường và ít calo để ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến. Nếu bạn đang thắc người mắc bệnh tiểu đường nên uống gì thì hãy tham khảo những gợi ý dưới đây.
Nước lọc
Khi nói đến quá trình hydrat hóa, nước là sự lựa chọn tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường. Vì nước lọc là một loại nước uống tốt, không làm tăng lượng đường trong máu. Và đặc biệt hơn, khi lượng đường trong máu cao có thể gây mất nước nên việc bổ sung đầy đủ nước và thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân bị tiểu đường duy trì tốt sức khỏe của mình.
Ngoài ra, uống đủ nước có thể giúp cơ thể loại bỏ lượng glucose dư thừa qua nước tiểu. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo nam giới trưởng thành uống khoảng 13 cốc (3,08 lít) mỗi ngày và phụ nữ uống khoảng 9 cốc (2,13 lít). Nếu bạn không muốn uống nước lọc, hãy tạo ra sự đa dạng cho nước uống của mình bằng cách thêm một lát chanh hoặc cam.
Sữa
Sữa có chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng và nó bổ sung thêm carbohydrate vào chế độ ăn uống của bạn. Hãy luôn chọn cho mình các loại sữa không đường, ít béo hoặc sữa tách béo của loại sữa bạn thích. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá 2-3 cốc mỗi ngày để tránh bị sình bụng, khó tiêu và những vấn đề về sức khỏe khác.
Sữa là một nguồn cung cấp protein và canxi rất quan trọng cho sức khỏe của xương. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn loại sữa hạt để vừa tăng cường sức khỏe vừa có thể giúp cải thiện làn da của mình một cách hiệu quả.
Trà thảo mộc
Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao và 0% calo, trà thảo mộc trở thành một trong những thức uống tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường. Bạn có thể chọn các loại trà như trà hoa cúc, trà atiso, trà gừng, trà bạc hà… tất cả đều tốt cho sức khỏe của bạn. Trà thảo mộc không chỉ không chứa carbs, calo mà còn rất giàu các hợp chất có khả năng chống oxy hóa và chống lại bệnh tật. Chúng bao gồm: flavonoid, carotenoid và axit phenolic.
Ngoài ra, tạo cho mình thói quen uống trà và thư giãn cùng là cách tốt giúp cải thiện tinh thần. Sau những giờ làm việc hoặc tập luyện mệt mỏi, bạn có thể nhâm nhi tách trà và hóng gió hoặc trò chuyện cùng vài người bạn cũng sẽ rất thú vị. Bất cứ căn bệnh nào cũng sẽ được cải thiện hiệu quả nếu người bệnh luôn ý thức rèn luyện sức khỏe tinh thần và thể chất.
Cà phê
Có vẻ nếu như ai đó hỏi rằng: “bệnh tiểu đường không nên uống gì?” thì bạn thường nghĩ đến cà phê. Tuy nhiên, uống cà phê có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách cải thiện quá trình chuyển hóa đường.
Cũng như trà, điều quan trọng đối với người bệnh tiểu đường là uống cà phê không đường. Nếu bạn thêm sữa, kem, đường hoặc các chất tạo ngọt vào cà phê làm tăng lượng calo. Khi đó, những chất này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy cà phê và trà, đặc biệt là trà xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Cụ thể, những người tiêu thụ mỗi tuần khoảng 6 tách trà xanh hoặc 3 tách cà phê thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn.
Bạn hãy lưu ý kỹ, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tốt nhất nên uống trà và cà phê không đường. Nếu bạn thêm đường hay sữa vào đồ uống của mình thì kết quả sẽ khác, thậm chí còn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.
Nước ép trái cây tươi
Nước ép trái cây tươi là một loại nước uống được gợi ý cho những người mắc bệnh tiểu đường. Đây là một cách tuyệt vời để bạn có thể nạp thêm một số chất xơ và chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống của mình trong khi vẫn đảm bảo uống đủ nước. Nếu không thích uống nước ép, bạn có thể xay sinh tố để thức uống cung cấp nhiều chất xơ hơn cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn nên hạn chế dùng những loại trái cây quá ngọt như dưa hấu, xoài chín… Hãy thử tự chế biến một số loại thức uống thơm ngon bổ dưỡng kết hợp cùng với rau củ. Một số loại rau củ và trái cây thường dùng để ép nước uống như cần tây, ổi xanh, táo xanh, cà rốt, củ dền… Bên cạnh đó, hãy sử dụng loại nước ép này một cách tự nhiên nhất. Tức là bạn không nên bỏ đường vào nước ép vì như vậy sẽ dễ khiến phản tác dụng.
Như vậy, Ocany đã cùng bạn giải đáp những thắc mắc bệnh tiểu đường không nên uống gì và bệnh tiểu đường nên uống gì? Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có cho mình một số ý tưởng để làm thức uống chăm sóc sức khỏe của mình và cả người thân.
- Mất ngủ uống gì? 19 loại đồ uống trị mất ngủ hiệu quả nhanh
- Uống gì tốt cho tim mạch? 16 loại thức uống đơn giản tại nhà
- Uống gì tốt cho dạ dày? 10 loại thức uống cực tốt cho dạ dày
- Uống nước gì tốt cho đại tràng? 13 thức uống đơn giản dễ làm
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!