Điện giải có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của con người. Rối loạn điện giải hiện nay đang là vấn đề liên quan đến sức khỏe khiến nhiều người quan tâm. Vậy rối loạn điện giải là gì? Khi cơ thể bị rối loạn điện giải cần có những cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây Ocany sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề trên.
Vai trò của chất điện giải đối với cơ thể con người
Chất điện giải là những chất có thể hòa tan trong dịch thể. Chất này có thể tạo ra các ion mang điện tích âm và dương. Những khoáng chất này rất quan trọng đối với cơ thể vì chúng giúp thực hiện các chức năng liên quan đến thần kinh và cơ bắp. Đặc biệt là giúp giữ cân bằng lượng dịch trong cơ thể, huyết áp và độ pH trong máu.
Rối loạn điện giải là chứng bệnh thường gặp ở những người có chế độ ăn uống mất cân bằng (ăn quá nhạt, ăn quá mặn, lạm dụng nước ngọt, nước tăng lực…) bị bệnh hoặc mắc bệnh toàn thân. Trong đó có thể kể đến sự xáo trộn của hai khoáng chất quan trọng nhất trong nhóm chất điện giải là natri và kali.

Chất điện giải có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể
Rối loạn điện giải là gì?
Có rất nhiều người thắc mắc không biết rối loạn điện giải là gì? Vì vậy ở nội dung này chúng ta sẽ cùng giải đáp thắc mắc này.
Rối loạn điện giải là tình trạng mức chất điện giải trong cơ thể quá cao hoặc quá thấp. Các chất điện giải trong cơ thể cần được duy trì ở trạng thái cân bằng để các cơ quan hoạt động tốt. Nếu không, các hệ thống quan trọng có thể sẽ bị ảnh hưởng. Sự mất cân bằng điện giải nghiêm trọng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nguy hiểm như hôn mê, co giật và ngừng tim.

Rối loạn điện giải là gì?
Phân tích các nguyên nhân dẫn tới rối loạn điện giải
Khi cơ thể bị thiếu hụt chất dịch lỏng vì tiêu chảy, nôn mửa, bỏng hoặc đổ mồ hôi nhiều, rối loạn điện giải sẽ xuất hiện. Ngoài ra, hiện tượng này còn do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc người bệnh mắc các bệnh mãn tính, bệnh thận cấp tính. Nói chung, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải. Chúng ta sẽ cùng phân tích một số nguyên nhân tiêu biểu dưới đây.
Rối loạn Natri
Natri có nhiều trong muối ăn, giúp cơ thể chúng ta cân bằng axit và bazơ, duy trì thể tích huyết tương và chức năng tế bào bình thường. Nhờ sự trao đổi thường xuyên của natri trong và ngoài tế bào, khoáng chất này luôn được thay mới. Ở trạng thái bình thường, nồng độ natri trong máu nằm trong khoảng 135 – 145 mmol/l. Khi nồng độ vượt quá mức trung bình trên thì sẽ bị chứng tăng natri.
Những bệnh nhân bị tăng natri trong máu thường có các triệu chứng như suy nhược, khát nước, chán ăn, hay cảm thấy buồn nôn. Quá nhiều natri có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng co giật, thậm chí chảy máu quanh não.
Tuy nhiên khi Natri trong máu bị giảm thì cũng sẽ không tốt cho cơ thể. Những hiện tượng giúp bạn nhận biết cơ thể bị thiếu natri là hay khát nước, tim đập nhanh và bị tụt huyết áp khi đứng dậy… Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bị thiểu năng vỏ thượng thận, người bệnh bị mất muối quá nhiều, bị suy thận, người bệnh đang dùng thuốc lợi thận.
Rối loạn Kali
Tương tự như natri, kali cũng là một khoáng chất quan trọng, đặc biệt đối với hệ tim mạch. Kali có liên quan mật thiết đến nhịp tim, khả năng dẫn truyền và khả năng hưng phấn của cơ tim. Ngoài ra, kali còn là yếu tố giúp cân bằng nước và điện giải, duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa, cơ bắp và đường tiết niệu.

Rối loạn Kali có thể khiến cơ thể gặp nguy hiểm
Không chỉ vậy, kali hỗ trợ sản xuất protein và chuyển hóa glucose thành glycogen (nguồn năng lượng giúp duy trì mọi chức năng của cơ thể). Thông thường, nồng độ kali trong máu sẽ vào khoảng 3,5 – 5 mmol/l.
Người bị tăng kali trong máu thường do các nguyên nhân như sốc phản vệ, bỏng nặng, chấn thương nặng, bị suy thận hoặc suy vỏ thượng thận. Tăng kali trong máu khá phổ biến trong các trường hợp rối loạn điện giải. Nó có thể khiến người bệnh tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.
Trong trường hợp những người bị giảm Kali trong máu có thể là kết quả của việc các ion K+ di chuyển vào tế bào và làm mất kali. Thiếu Kali còn xảy ra ở những người hay nhịn ăn, uống thuốc lợi tiểu hoặc điều trị bằng cortisol trong thời gian dài.
Để nhận biết một người bị hạ kali máu, có thể dựa vào các triệu chứng sau: Chướng bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, nhịp tim chậm và một số tổn thương đến các cơ quan khác, điển hình là thận.
Chúng ta có thể tăng cường kali bằng cách bổ sung các loại thực phẩm như khoai lang, chuối, củ cải,… vào chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cũng giống như natri, rối loạn kali cũng gây ra nhiều bất lợi cho cơ thể người bệnh.
Rối loạn canxi
Tăng canxi huyết xuất phát từ nguyên nhân cường giáp, ung thư, bệnh thận, dùng quá nhiều canxi và thuốc kháng axit. Một căn bệnh rối loạn về gen di truyền có tên là tăng canxi máu hạ canxi niệu có tính chất di truyền cũng là một nguyên nhân gây ra canxi máu cao. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây ra bệnh hạ canxi do suy thận, rối loạn tuyến giáp, thiếu vitamin D hoặc sử dụng các loại thuốc heparin quá nhiều.
Rối loạn clo
Rối loạn clo cũng khiến cho người bệnh bị hạ hoặc tăng clo huyết. Nguyên nhân gây ra là do mất nước nặng, suy thận hoặc rối loạn các chất điện giải khác, nhất là hạ kali và hạ natri trong máu.

Các bệnh liên quan đến thận thường là nguyên nhân khiến rối loạn điện giải
Rối loạn magie
Rối loạn magie khá hiếm gặp, tuy nhiên chúng thường xảy ra ở những người bị bệnh Addison. Các triệu chứng chính bao gồm mệt mỏi, yếu cơ, sụt cân, huyết áp thấp, đôi khi sạm da ở vùng tiếp xúc hoặc bệnh thận giai đoạn cuối.
Ngoại ra hạ magie huyết còn đến từ nguyên nhân nghiện rượu mãn tính, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mãn tính, đổ mồ hôi nhiều, sử dụng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu và cyclosporin cùng với một số loại thuốc kháng sinh khác.
Rối loạn phosphat
Người bị tăng phosphat chủ yếu là do gãy xương, tắc ruột, suy cận giáp hoặc bệnh thận. Còn đối với người bị hạ phosphat huyết là do hạ magie máu, hạ kali máu, chấn thương, nghiện rượu mãn tính, bỏng nặng, bệnh thận, suy dinh dưỡng, sử dụng thuốc lợi tiểu kéo dài…
Những đối tượng có nguy cơ bị rối loạn điện giải
Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể gặp tình trạng rối loạn điện giải. Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là những người bị bệnh thận. Vì thận của đối tượng này không còn khả năng lọc các khoáng chất như những quả thận khỏe mạnh khác. Ngoài ra cũng có một số yếu tố gây rối loạn nước điện giải như: Những người sử dụng rượu nặng, người bị xơ gan, suy tim, sung huyết, chấn thương do bỏng hoặc gãy xương… Do đó, đối với những trường hợp này bạn cần có biện pháp phòng ngừa rối loạn điện giải cũng như nhận biết dấu hiệu rối loạn điện giải để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang bị rối loạn điện giải
Khi bị rối loạn điện giải nhẹ thì có thể không có triệu chứng để bạn nhận biết. Chứng rối loạn này thường sẽ bị phát hiện khi bệnh nhân đi xét nghiệm máu định kỳ. Trong trường hợp rối loạn điện giải trở nên trầm trọng hơn, các triệu chứng có thể biểu hiện ra bên ngoài. Sự mất cân bằng của mỗi loại chất điện giải có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, một số triệu chứng chung phổ biến nhất bao gồm:

Có rất nhiều dấu hiệu để bạn nhận biết chứng rối loạn điện giải
- Nước tiểu sẫm màu, đây cũng chính là dấu hiệu bạn bị mất nước.
- Rối loạn nhịp tim, mệt mỏi, co giật, đau cơ, đau đầu và dễ thay đổi tâm trạng.
- Buồn nôn hoặc rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón).
Khi có dấu hiệu trên và nghi ngờ mình mắc bệnh rối loạn điện giải thì bạn nên đến ngay cơ sở gần nhất để được thăm khám.
Điều trị rối loạn điện giải
Việc điều trị chứng rối loạn điện giải phụ thuộc vào loại rối loạn mà bệnh nhân đang gặp phải. Sự điều trị chủ yếu là khôi phục lại sự cân bằng điện giải của cơ thể bằng các phương pháp sau:
- Truyền nước điện giải qua đường tĩnh mạch, thường được áp dụng trong các trường hợp người bệnh bị mất nước nghiêm trọng do nôn mửa hoặc tiêu chảy. Thuốc có thể được tiêm tĩnh mạch để giúp thải các chất điện giải dư thừa ra khỏi máu và dịch thể.
- Chạy thận nhân tạo có thể loại bỏ chất thải và chất độc hại ra khỏi cơ thể. Biện pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp rối loạn điện giải do bệnh thận hoặc thận bị tổn thương.
- Sử dụng thực phẩm chức năng giúp bổ sung lượng khoáng chất thiếu hụt cho cơ thể trong thời gian ngắn.
Sau khi tình trạng rối loạn điện giải đã được xử trí, bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị các nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên để phòng tránh nguy cơ mất cân bằng điện giải về sau.

Có thể truyền trực tiếp nước điện giải vào cơ thể khi người bệnh đang thiếu nước trầm trọng
Như vậy, qua nội dung bài viết trên Ocany đã cùng bạn tìm hiểu về chứng bệnh rối loạn cân bằng nước điện giải. Hy vọng với những kiến thức trên, Ocany đã giúp bạn tìm hiểu những nguyên nhân gây ra rối loạn điện giải. Từ đó, bạn sẽ có phương hướng khắc phục và điều trị bệnh hiệu quả.
- Thạch tín là gì? Đặc điểm và những tác hại của thạch tín
- Mất ngủ uống gì? 19 loại đồ uống trị mất ngủ hiệu quả nhanh
- Uống gì tốt cho tim mạch? 16 loại thức uống đơn giản tại nhà
- Uống nước bù điện giải nhiều có tốt không? Chuyên gia giải đáp

Nguyễn Kiều Linh hiện là chuyên viên SEO, chuyên phân tích lập kế hoạch và triển khai các chiến dịch SEO giúp Khách hàng gia tăng hiệu quả bán hàng trên website, đồng thời là tác giả chia sẻ Blog trên Ocany với sứ mệnh cung cấp những giá trị tốt nhất và thông tin hữu ích về sức khỏe, liftstyle, cách chăm sóc bản thân và gia đình.