Nước cất chắc hẳn là một khái niệm mà chúng ta đều đã từng nghe qua rất nhiều lần. Tuy nhiên, nếu được hỏi nước cất là gì? Nước cất có tác dụng gì? thì chắc hẳn không có nhiều có thể người tự tin trả lời một cách chính xác. Nếu như bạn cũng chưa nắm rõ hoặc muốn tìm hiểu về những câu hỏi này thì hãy cùng Ocany đi đến hết bài viết để giải đáp thắc mắc trên.
Nước cất là gì?
Nước cất là nước tinh khiết, được tạo ra nhờ vào quá trình chưng cất nước. Vì tính chất tinh khiết và không chứa tạp chất vô cơ và hữu cơ nên nước cất được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực y tế, cụ thể như: pha chế thuốc, rửa vết thương hay rửa dụng cụ y tế. Ngoài ra, nước cất còn rất nhiều ứng dụng khác trong nông nghiệp, công nghiệp và trong nghiên cứu.
Bạn có thể tìm mua nước cất dưới dạng đóng chai ở bất kỳ nhà thuốc tây hoặc các cơ sở sản xuất. Nước cất cũng có thể được điều chế tại nhà bằng cách đun sôi nước lã, cho hơi nước ngưng tụ trong môi trường lạnh. Tuy nhiên, vì điều kiện hạn chế cho nên nước cất tự điều chế có thể sẽ không tinh khiết hoàn toàn.
Đặc điểm của nước cất
So với các loại nước khác, nước cất có nhiều đặc điểm có lợi như:
Nước cất không có chứa vi khuẩn hay vi trùng
Ở các nước phát triển, nguồn nước máy nhìn chung sẽ khá an toàn, mặc dù có chứa lượng nhỏ vi khuẩn và vi trùng nhưng chúng vẫn trong giới hạn có thể chấp nhận được và được sử dụng để làm nước uống công cộng cho người dân. Tuy nhiên thỉnh thoảng số lượng này có thể sẽ vượt mức an toàn khi nguồn nước tạm thời bị ô nhiễm. Dù chỉ với một lượng nhỏ vi khuẩn cũng gây nguy hiểm đến sức khỏe người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là đối với những bệnh nhân bị ung thư hay mắc HIV/AIDS.
Nước cất thì sẽ hoàn toàn ngược lại. Ở nước cất, lượng nhỏ vi khuẩn hay những vi sinh vật khác mà ta có thể tìm thấy trong nước uống có thể sẽ được loại bỏ 100%. Chính nhờ đặc điểm này mà người ta vẫn thường sử dụng nước cất cho những bệnh nhân mắc một số căn bệnh nhất định.
Nước cất không chứa các chất độc hay hóa chất
Trong suốt quá trình chưng cất thì nguồn nước đã được loại bỏ hoàn toàn những tạp chất không mong muốn, do đó có thể khẳng định rằng trong nước cất không chứa hóa chất hay các chất độc hại.
Tuy nhiên điều này sẽ không được đảm bảo ở nguồn nước máy được sử dụng cho sinh hoạt. Trong một nghiên cứu về nguồn nước từ vùng nông thôn Hoa Kỳ gần đây, các chuyên gia đã tìm thấy khoảng 13 loại thuốc diệt cỏ có trong nước mà chỉ 7 loại trong số đó đạt mức an toàn.
Khác với nước máy hay những loại nước khác, nước cất là loại nước tinh khiết 100% và không chứa thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hoặc bất kỳ hóa chất nào
Phân loại nước cất
Thông thường người ta sẽ chia nước cất thành 3 loại:
- Nước cất 1 lần là nước qua chưng cất 1 lần.
- Nước cất 2 lần là nước cất 1 lần qua chưng cất lần 2.
- Nước cất 3 lần là nước cất 2 lần qua chưng cất lần 3.
Ngoài ra, nước cất còn được phân loại theo đặc điểm thành phần lý hóa của nó, dựa trên các tiêu chí khác như TDS, độ dẫn điện,…
Để đánh giá được chất lượng tinh khiết của nước cất, bạn cần so sánh tiêu chuẩn của nhà sản xuất công bố và tiêu chuẩn của nhà nước cũng như tiêu chuẩn ngành.
Quy trình sản xuất nước cất
Bạn đã biết nước cất là gì, phân loại nước cất. Tiếp theo hãy cùng Ocany tìm hiểu cách sản xuất nước cất:
- Bước 1: Chọn nguồn nước tự nhiên, sau đó xử lý sạch sẽ để có nguồn nước sạch dùng cho chưng cất.
- Bước 2: Đưa nguồn nước đã qua xử lý vào trong máy chưng cất lần 1. Nước thu được ngay sau đó chính là nước cất 1 lần. Tuy nhiên, lúc này nước chưa hoàn toàn tinh khiết, do đó, cần phải chưng cất thêm lần 2, lần 3 để xử lý hết các chất vô cơ, hữu cơ trong nước.
- Bước 3: Vệ sinh, khử trùng các chai lọ chứa nước cất bằng cách sục khí Ozone và sử dụng đèn cực tím. Các chai lọ nước cất cần phải trải qua quy trình kiểm định chất lượng lần cuối. Khi đã đảm bảo được chất lượng, độ tinh khiết của nước, cơ sở sản xuất sẽ đậy kín chai nước cất bằng màng chuyên dụng để ngăn chặn hiện tượng nước bị nhiễm khuẩn. Các sản phẩm nước không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ.
- Bước 4: Đóng gói, phân lô, dán nhãn và in thời gian sản xuất cũng như hạn sử dụng lên sản phẩm nước cất và xuất kho. Các lô nước cất chưa xuất kho cần được bảo quản trong kho chuyên dụng để vi khuẩn không xâm nhập được.
Ứng dụng của nước cất
Hiện nay, nước cất được ứng dụng khá bổ biến trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể tìm thấy nước cất ở mọi lĩnh vực đời sống.
Dùng trong y tế
Việc sử dụng nước cất trong lĩnh vực y tế là bước tiến của nhân loại, trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như điều trị bệnh của con người. Nước cất được ứng dụng trong lĩnh vực y khoa với các công dụng như:
- Dùng để pha thuốc, uống thuốc, pha chế các loại thuốc khác, pha dung dịch thuốc uống hay pha dung dịch thuốc thú y.
- Dùng để vệ sinh, tiệt trùng những dụng cụ y tế trước và sau khi thực hiện điều trị bệnh.
- Dùng trong xét nghiệm, trong bệnh viện, phòng khám y tế, cơ sở y tế.
- Dùng để pha hóa chất cho máy xét nghiệm.
- Dùng để pha dung dịch nước muối sinh lý, hay pha cồn, pha oxy già..
Việc sử dụng nước cất trong lĩnh vực y tế sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, hạn chế các rủi ro nhiễm trùng do dụng cụ y tế không đảm bảo. Từ đó bảo vệ con người khỏi nguy cơ gây bệnh. Như vậy là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi nước cất là gì và vì sao lại sử dụng nước cất trong lĩnh vực y tế rồi phải không.
Ứng dụng nước cất trong phòng thí nghiệm
Nước cất được sử dụng khá phổ biến ở phòng thí nghiệm. Mỗi loại nước cất sẽ có độ tinh khiết khác nhau tùy theo mục đích. Nước cất hoàn toàn không chứa tạp chất vô cơ hay hữu nên nó là dung môi phù hợp nhất dùng để pha chế hóa chất, rửa dụng cụ thí nghiệm và hỗ trợ các phản ứng hóa hoặc.
Trước các buổi thí nghiệm, thông thường người ta sẽ tráng qua dụng cụ với nước cất trước 1 lần. Ngoài ra, người ta dùng nước cất 2 lần pha loãng nồng độ các hóa chất. Song đó nước cất còn dùng để nấu môi trường nuôi cấy vi sinh và trong lĩnh vực sinh học phân tử cần tránh lây nhiễm.
Trong công nghiệp
Ngoài y tế, nước cất còn được sử dụng nhiều trong các hoạt động sản xuất công nghiệp. Nước cất dùng cho công nghiệp được sản xuất với quy trình khác so với y tế nhưng nó cũng đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe không kém.
- Ứng dụng trong nồi hơi.
- Đổ bình ắc quy.
- Sử dụng trong sản xuất các vi mạch điện tử.
- Dùng trong sản xuất thiết bị cơ khí và cần có độ chính xác cao.
- Là một thành phần trong công nghệ sơn, mạ, tĩnh điện.
- Pha chế ra các loại hóa chất dùng trong công nghiệp.
Trong lĩnh vực chăm sóc da, thẩm mỹ, spa
Nghe có vẻ lạ lẫm nhưng hiện nay, nước cất chính là nguyên liệu quan trọng trong quá trình sản xuất mỹ phẩm cao cấp, đòi hỏi chất liệu cao, an toàn cho người sử dụng mà không gây kích ứng da và không có tác dụng phụ. Mỹ phẩm này sẽ hạn chế tối đa vi khuẩn thâm nhập vào da người.
Cụ thể, nước cất là một thành phần chế tạo toner, xịt khoáng, kem dưỡng da, son môi,… và các loại mỹ phẩm khác với công dụng hỗ trợ da sáng hồng.
Có được uống nước cất hay không?
Nước cất là nước đã qua xử lý và hoàn toàn vô trùng, sạch khuẩn cũng như không gây hại nên hoàn toàn có thể dùng làm nước uống. Tuy nhiên, nước cất không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe, đặc biệt do quá trình chưng cất đã làm bay hơi những chất độc hại cũng như các hợp chất có lợi khác. Vì thế chúng ta không nên sử dụng nước cất làm nước uống hằng ngày vì sẽ dẫn tới tình trạng thiếu các khoáng chất, khiến cho cơ thể suy kiệt.
Bên cạnh đó thì hương vị của nước cất có thể không ngon, một số người sẽ thấy không thích. Trong quá trình tạo ra nước cất, những phân tử nước khiến cơ thể khó hấp thụ hơn vì đã bị thay đổi và phình to, điều này khiến cho cơ thể bị mất nước trầm trọng.
Nghiên cứu của WHO đã chứng minh khi thiếu khoáng chất sẽ khiến cơ thể bạn dễ mắc các căn bệnh như ung thư, loãng xương,… Hơn nữa, bạn không thể bù đắp thêm lượng khoáng chất bị thiếu hụt trong nước uống bằng chế độ ăn uống.
Do đó, bạn nên lựa chọn sử dụng những loại nước được bổ sung thêm ion canxi, khoáng chất,… như nước ion kiềm đóng chai. Bằng cách này, bạn sẽ có thể sử dụng được nguồn nước vừa sạch vừa tốt cho sức khỏe.
Phân biệt nước tinh khiết và nước cất
Dù hiện nay nước cất đã được ứng dụng khá phổ biến trong đời sống, nhưng không phải ai ai cũng biết nước cất là gì cũng như nước cất và nước tinh khiết khác nhau ở điểm gì? Nếu bạn cũng đang băn khoăn thì hãy cùng Ocany tìm hiểu trong nội dung sau.
Nước tinh khiết chính là loại nước mà ta vẫn sử dụng hàng ngày, được trải qua quá trình lọc bởi phương pháp RO và khử trùng để loại bỏ những tạp chất có hại nhưng không loại bỏ hết các chất, và vẫn giữ lại các khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người.
Còn nước cất là nước đã được trải qua quá trình chưng cất, để loại bỏ hoàn toàn những tạp chất nên loại nước này hoàn toàn tinh khiết, và không chứa bất kỳ một tạp chất nào, kể cả khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người. Vì thế chúng ta vẫn thường uống nước tinh khiết để bổ sung khoáng chất thay vì nước cất.
Trên đây là những chia sẻ của Ocany về nước cất là gì, cũng như ứng dụng của nước cất trong ngành y tế, công nghiệp hay sản xuất mỹ phẩm, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp về nước cất là gì, hãy liên hệ ngay với Ocany. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của Ocany để cập nhật những thông tin bổ ích.
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!