Tỏi đen được xem là vị thuốc quý có nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ dược tính và cách dùng tỏi đen. Vậy tỏi đen là gì? Nên dùng như thế nào? Ocany sẽ nêu rõ những tác dụng của tỏi đen và phương pháp dùng sao cho khoa học nhất. Hãy tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen thực chất là củ tỏi trắng được lên men trong phản ứng Maillard ở nhiệt độ 60-80 độ C và độ ẩm 80-90 độ. Tỏi sau khi ủ sẽ có màu đen tuyền. Các múi tỏi dẻo như mứt.
Thời gian lên men diễn ra từ 30 đến 60 ngày. Hàm lượng dinh dưỡng trong tỏi đen sau khi lên men cao hơn nhiều so với tỏi trắng. Đặc biệt, một số hoạt chất như fructose, sulfur hữu cơ, poly phenol, S-Allyl-L-Cysteine (SAC) cao gấp 4 lần so với tỏi tươi bình thường.
Vì thế, tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe cũng rất tốt. Ngoài ra, vị tỏi đen chua ngọt và có mùi thơm hơn. Do đó, việc ăn tỏi đen dễ chịu hơn so với ăn tỏi sống.
Thành phần dinh dưỡng trong tỏi đen
Tỏi đen chứa các hợp chất hoạt tính sinh học như phenol, flavonoid, pyruvate, thiosulfate; S-allylcysteine (SAC) và S-allyl mercapto cysteine (SAMC)… Các hợp chất trên đều có nguồn gốc từ allicin. Đây đều là những chất chịu trách nhiệm cho hoạt động chống oxy hóa.
Bên cạnh đó, lượng axit amin, dinh dưỡng thực vật và chất chống viêm, kháng khuẩn trong tỏi đen cao hơn tỏi thường. Chính nhờ lượng dưỡng chất dồi dào giúp đẩy mạnh công dụng của tỏi đen tác động tích cực đến sức khỏe người dùng.
- Ăn tỏi sống có tốt không? Ăn tỏi sống có tác dụng gì?
- 9 tác hại của tỏi ngâm mật ong đặc biệt cần lưu ý
- Uống nước tỏi có tác dụng gì? Công dụng cực tốt cho sức khỏe
Tác dụng của tỏi đen
Nếu bạn còn chưa biết tỏi đen có tác dụng gì, hãy cùng xem những lợi ích mà tỏi đen mang đến cho cơ thể ngay sau đây.
Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch
Allicin là hoạt chất có tính kháng khuẩn và chống virus rất hiệu quả. Việc dùng tỏi đen giúp nâng cao sức đề kháng. Chất S-ally-L-cysteine trong tỏi đen hỗ trợ cho sự hấp thụ và chuyển hóa allicin trong cơ thể. Nhờ đó, hệ miễn dịch được tăng cường và hoạt động hiệu quả.
Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Tác dụng của tỏi đen được mọi người tin cậy nhất chính là ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Bởi sau lên men, tỏi đen có dồi dào hợp chất SAC và một dẫn xuất của amino acid cysteine. Chúng có tác dụng chống lại các gốc tự do, ức chế tăng sinh của các tế bào ung thư.
Dịch chiết của tỏi đen làm hạn chế các khối u phát triển. Cơ chế phòng và điều trị ung thư của tỏi đen không tác dụng trực tiếp lên các vị trí u nhọt mà tỏi đen thường kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Làm giảm mỡ máu, hạ cholesterol máu
Cholesterol trong máu cao là tác nhân dẫn đến các bệnh lý như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, các vấn đề về tim,…S-ally-L-cysteine trong tỏi đen có khả năng làm giảm mỡ máu hiệu quả.
Do đó, tác dụng tỏi đen đối với người người béo phì hoặc đang nhiễm mỡ máu rất tốt. Nếu bạn muốn giảm lượng cholesterol máu thì nên bổ sung tỏi đen vào khẩu phần ăn hàng ngày. Người già, người kém vận động cũng là những đối tượng dễ tích mỡ và cần dùng tỏi đen hỗ trợ.
Thu dọn gốc tự do
Nói đến tác dụng của tỏi đen thì không thể bỏ qua khả năng thu dọn gốc tự do. Bởi hầu hết các bệnh trạng trong cơ thể đều có liên quan đến các gốc này. Nhờ lên men, hợp chất sulfur hữu cơ cùng dẫn chất tetrahydro carboline trong tỏi đen sẽ làm sạch các gốc tự do. Điều này giúp thanh lọc cơ thể và hạn chế mắc phải các bệnh lý nguy hiểm.
Chống oxy hóa
Tác dụng của tỏi đen trong chống oxy hóa cũng được nhiều bài nghiên cứu chứng minh. Các hoạt chất như: glutathione, isoalliin, methionin, cycloalliin,…có thể hạn chế quá trình oxy hóa. Nhờ đó, người dùng tỏi đen có thể duy trì nét thanh xuân, da dẻ hồng hào tươi trẻ.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch
Tác dụng của tỏi đen là thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu. Ăn tỏi đen giúp hạ cholesterol, chống xơ vữa các thành mạch. Histamine trong tỏi đen là một dạng axit amin có liên quan đến hệ miễn dịch. Nó giúp máu huyết lưu thông tốt nên giảm thiểu các triệu chứng đau tức ngực, tắc động mạch và hạn chế các cơn đau tim.
- Ăn nho có tác dụng gì? Lợi ích và tác hại khi ăn nhiều nho
- Ăn dưa leo có tác dụng gì? 25+ lợi ích đặc biệt của dưa leo
- Ăn mít có tác dụng gì? 13+ lợi ích đặc biệt khi ăn mít
Bảo vệ tế bào gan
Tác dụng của tỏi đen trong bảo vệ tế bào gan cũng rất nổi bật. Hoạt chất Methionine có công dụng ngăn chặn tổn thương gan, hỗ trợ thải độc tố và đánh bay mỡ trong gan. Do đó, tỏi đen bảo vệ các tế bào gan luôn khỏe mạnh. Dùng tỏi đen giúp bạn ngăn ngừa các bệnh như: xơ gan, viêm gan và ung thư gan,…
Giảm đau, viêm khớp
Tỏi sau khi lên men thành tỏi đen sẽ tăng cường gấp đôi các hoạt chất chống viêm. Từ đó, ăn tỏi đen làm giảm các triệu chứng viêm đau khớp xương hiệu quả. Tỏi đen dùng với hàm lượng vừa phải còn hỗ trợ phục hồi tổn thương ở cơ bắp. Người bị đau nhức xương do thấp khớp nên kiên trì bổ sung tỏi đen sẽ bớt cảm giác khó chịu.
Hỗ trợ tiêu hóa
Tác dụng của tỏi đen còn nằm ở việc hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Dùng tỏi đen đúng cách sẽ kích thích khẩu vị giúp ăn ngon miệng. Các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, cũng giảm đi rõ rệt khi ăn tỏi đen.
Giúp giảm cân
Tác dụng của tỏi đen khiến mọi người bất ngờ nhất chính là giúp giảm cân một cách lành mạnh. Allicin có khả năng đào thải mỡ thừa, hạn chế tích mỡ trong cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu, tỏi đen có thể giảm hơn 40% lượng chất béo dư thừa dưới da.
Hỗ trợ điều trị viêm xoang
Tác dụng của tỏi đen mà ít ai biết đến chính là hỗ trợ điều trị viêm xoang. Trong tỏi tươi vốn đã có nhiều chất kháng viêm như Allicin. Sau lên men, công dụng của các hoạt chất này càng được đẩy mạnh hơn.
Chúng có thể sánh với thuốc kháng sinh Penicillin giúp chống lại sự tấn công của vi khuẩn Streptococcus và Haemophilus gây viêm xoang. Các hoạt chất chống oxy hóa cũng góp phần tái tạo màng tế bào, nâng cao hàng rào miễn dịch. Đây là bước tiên quyết để ngừa các tác nhân gây viêm xoang.
Làm đẹp da
Công dụng tỏi đen trong làm đẹp da cũng rất đáng lưu tâm. Hợp chất chống oxy hóa sẽ làm chậm quá trình lão hóa các mô tế bào, duy trì sự tươi trẻ từ trong ra ngoài. Ăn tỏi đen cũng góp phần làm da dẻ căng mịn, hạn chế nếp nhăn.
- Ăn thanh long có tác dụng gì? 10 lợi ích bất ngờ từ thanh long
- Ăn ớt chuông có tác dụng gì? Ớt chuông màu nào tốt nhất?
- Ăn socola có tác dụng gì? Lợi ích và tác hại cần phải lưu ý
Ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, virus
S-ally-L-cysteine được xem là chất xúc tác giúp cơ thể hấp thu Allicin nhanh chóng. Từ đó, cơ thể luôn ở trạng thái khỏe mạnh và có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Ăn tỏi đen không chỉ tốt cho người trưởng thành mà còn có ích cho người cao tuổi.
Tăng cường sinh lý
Tác dụng của tỏi đen đối với nam giới chính là tăng cường chức năng sinh lý. Chất Allidiamin trong tỏi đen khi kết hợp với vitamin B1 giúp điều hòa các hormone ở nam. Sử dụng tỏi đen cũng giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn, giảm stress hiệu quả. Nhờ đó, nam giới cải thiện được thể trạng và nâng cao bản lĩnh đàn ông.
Giúp điều chỉnh lượng đường trong máu
Công dụng của tỏi đen còn giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Các hoạt chất của tỏi sau lên men sẽ loại bỏ tác nhân xấu ảnh hưởng đến tiến trình sản sinh Glycation và Insulin. Nhờ đó, ăn tỏi đen giúp ngừa bệnh lý tiểu đường.
Tỏi đen còn làm tăng Insulin, tạo ra lượng cholesterol có lợi trong kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Đặc biệt, tỏi đen cũng ngăn tình trạng tích mỡ thừa, làm máu nhiễm mỡ do tiểu đường gây ra.
Cung cấp các hợp chất giúp bảo vệ sức khỏe não bộ
Tỏi đen giúp ngăn ngừa các bệnh gây suy giảm trí nhớ và các bệnh lý làm thoái hóa chức năng não bộ như: Alzheimer và Parkinson. Các hoạt chất chống oxy làm chậm tiến trình thoái hóa não gây suy giảm trí nhớ. Tiêu thụ tỏi đen lâu dài giúp bạn giảm chứng viêm não, tăng cường trí nhớ ngắn hạn.
Cách sử dụng tỏi đen đúng cách
Biết cách dùng tỏi đen sẽ giúp tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe được phát huy triệt để. Bạn có thể tham khảo các cách sử dụng tỏi đen đúng chuẩn y khoa dưới đây.
Dùng tỏi đen trực tiếp
Đây là cách dùng cơ bản và đơn giản nhất. Tỏi sau khi lên men đủ ngày, bạn nên cho vào hũ đậy kín. Khi cần dùng, bạn chỉ cần bóc vỏ và ăn trực tiếp. Bạn có thể ăn từ 4-5 tép tỏi kèm 1 ly nước ấm. Thời điểm ăn tốt nhất là vào buổi sáng.
Liều dùng cho từng đối tượng cụ thể như sau:
- Trẻ em và người trên 55 tuổi: ăn 1 củ tỏi đen/ngày.
- Người trưởng thành, trung niên: ăn từ 1- củ tỏi đen/ngày.
- Phụ nữ đang mang thai nên tư vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Uống nước ép tỏi đen
Sử dụng cách ép lấy nước uống sẽ giúp tác dụng của tỏi đen phát huy nhanh chóng. Cách này thích hợp cho người biếng ăn. Những ngày hè oi bức, nước ép tỏi đen còn kích thích vị giác và giải nhiệt tốt hơn.
Cách làm như sau:
- Dùng 3-5 gram tỏi đen cho vào máy ép hoặc máy xay sinh tố.
- Cho thêm 1 ít nước vào và tiến hành xay.
- Loại bỏ bã, lấy nước cốt tỏi và uống ngay.
Nước ép tỏi đen có thể trữ lạnh từ 5-7 ngày. Bạn có thể ép lượng nhiều và để dùng dần nhằm tiết kiệm công sức và thời gian.
Ngâm tỏi đen với mật ong
Tác dụng của tỏi đen ngâm mật ong là ngăn ngừa và điều trị chứng ho, cảm cúm. Dùng tỏi đen với mật ong cũng có lợi cho tiêu hóa, giảm thiểu tình trạng đau dạ dày.
Cách thực hiện:
- Dùng 125-150 gram tỏi đen cho vào hũ thủy tinh có nắp.
- Đổ mật ong ngập lượng tỏi và đây kín.
- Lưu trữ ở nơi thông thoáng trong 3 tuần.
- Sau đó có thể dùng dần vào mỗi bữa ăn.
Ngâm tỏi đen với rượu
Ngâm tỏi đen với rượu là bài thuốc phòng và trị các bệnh tiêu hóa, tim mạch hữu hiệu. Sau mỗi bữa ăn, bạn chỉ cần dùng 2-3 chén nhỏ, uống kiên trì mỗi ngày sẽ mang đến các lợi ích tích cực cho cơ thể.
Cách ngâm tỏi đen với rượu:
- Lấy 250 gram tỏi đen bóc vỏ cho vào hũ thủy tinh.
- Đổ tầm 1-1.2 lít rượu vào hũ rồi đậy nắp.
- Ngâm tỏi đen trong rượu 10 ngày là có thể dùng.
Ai không nên dùng tỏi đen
Tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe mọi người đã được chứng minh theo thời gian. không phải ai cũng có thể dùng tỏi đen. Một số đối tượng cần cân nhắc dùng tỏi đen bao gồm:
- Người đang dùng thuốc chống đông máu.
- Phụ nữ đang mang thai, nếu cần dùng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách thức và liều lượng dùng.
- Người có dị ứng với tỏi.
- Người có thân nhiệt và thể trạng kém, thường xuyên mệt mỏi, ù tai.
Lưu ý khi sử dụng tỏi đen chữa bệnh
Để tác dụng của tỏi đen phát huy tích cực, bạn cần lưu ý những điều cơ bản sau:
- Chỉ nên dùng với lượng vừa đủ trong ngày. Tránh ăn quá nhiều và cùng lúc.
- Nếu muốn dùng tỏi đen kết hợp liệu trình trị bệnh, cần tư vấn ý kiến bác sĩ.
- Nên dùng đều đặn để thấy công hiệu.
- Tốt nhất nên ăn tỏi đen trong hoặc sau bữa ăn.
- Những người đang bị tiêu chảy, viêm gan, cơ thể thuộc thể nhiệt thì không nên dùng tỏi đen.
Kết luận
Như vậy, ăn tỏi đen sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Muốn nâng cao tác dụng của tỏi đen và tránh tác dụng phụ, bạn cần sử dụng tỏi đen đúng cách. Bạn chỉ nên dùng tỏi đen với lượng vừa phải. Nếu cơ thể đang có các bệnh lý về han hay tiêu chảy thi nên tránh dùng tỏi đen nhé.
- 13+ tác dụng của rong biển cực tốt đối với sức khỏe
- Ăn hàu có tốt không? Có tác dụng gì đối với nam giới?
- Ăn dứa có tác dụng gì? 15+ lợi ích cực hay từ quả dứa
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!