Ngày nay, với sự hối hả của công việc và những áp lực từ bên ngoài có thể khiến cơ thể chúng ta bị suy nhược, thiếu máu, gây ra mệt mỏi và uể oải. Để cải thiện được tình trạng này thì việc xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Và các loại nước ép bổ máu là một lựa chọn hoàn hảo bởi chúng giàu dưỡng chất và tốt cho sức khỏe. Hãy cùng Ocany khám phá ngay các loại nước ép trái cây rau củ bổ máu và hỗ trợ phục hồi sức khỏe qua bài viết dưới đây!
Nước ép bổ máu từ trái cây
Uống nước ép trái cây là một cách tuyệt vời để bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, một số loại trái cây còn có khả năng hỗ trợ quá trình sản sinh hồng cầu, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả. Dưới đây là những loại nước ép trái cây bổ máu mà bạn nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mình.
Nước ép quả lựu
Nếu bạn đang thắc mắc nên uống nước ép gì bổ máu, thì hãy thưởng thức ngay nước ép lựu. Trong loại quả này chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, axit folic và kali,… đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và ngăn chặn nhiều vấn đề gây hại cho cơ thể. Ngoài ra với hàm lượng vitamin C cao chứa trong lựu sẽ hỗ trợ hấp thụ sắt được tốt hơn, giúp gia tăng sản sinh hồng cầu và cải thiện tình trạng thiếu máu.
Không chỉ dừng lại ở đó, nước ép lựu còn góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch nhờ vào khả năng giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, giúp cải thiện tuần hoàn máu. Nước ép lựu không chỉ giúp bổ máu mà còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Chất chống oxy hóa trong lựu sẽ hỗ trợ bảo vệ cơ thể cơ thể khỏi sự tổn thương của gốc tự do, ngăn chặn quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Công thức làm nước ép bổ máu từ lựu như sau: Bạn hãy chuẩn bị từ 1-2 quả lựu chín, say đó tách lấy phần hạt và cho vào máy ép lấy nước. Nếu dùng máy xay sinh tố thì sau khi xay bạn hãy lọc nước qua rây để lọc để bỏ đi phần bã hạt. Tiếp đến cho thêm 20ml nước đường và 10ml nước cốt chanh để tăng thêm hương vị khi thưởng thức.
Nước ép táo
Nước ép táo từ lâu đã được biết đến như một thức uống bổ máu hiệu quả, dễ làm và phù hợp với mọi lứa tuổi. Trong táo chứa nhiều vitamin C, vitamin B, kali và đặc biệt là hàm lượng sắt dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh tế bào hồng cầu, khắc phục tình trạng thiếu máu, từ đó giảm bớt các triệu chứng như mệt mỏi, da xanh xao, chóng mặt,…
Vitamin C trong táo cũng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh và giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Vì vậy đây chắc chắn là loại nước ép bổ máu, tốt cho sức khỏe không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bạn.
Cách tự làm nước ép táo thơm ngon tại nhà: Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm 2 quả táo, nửa quả chanh cùng đá bào. Đầu tiên rửa và gọt sạch vỏ táo, sau đó bạn cắt chúng thành những miếng nhỏ, đừng quên bỏ hột nhé. Tiếp theo bỏ chúng vào máy ép lấy nước, khi uống bạn có thể cho thêm một chút chanh và đá bào để làm dậy thêm hương vị.
Nước mía
Nước mía mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc giúp bổ máu. Nước ép bổ máu từ mía? Đúng vậy, bạn không nghe nhầm đâu, điều này là do hàm lượng chất sắt, kẽm và canxi có trong mía cực kỳ cao, nó sẽ cung cấp những dưỡng chất cần thiết cực kỳ tốt cho những người đang bị thiếu máu.
Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hemoglobin, một protein chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đến các tế bào và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, và việc thường xuyên tiêu thụ nước mía có thể giúp cải thiện tình trạng này. Nước mía không chỉ giúp bổ sung sắt mà còn cung cấp một loạt các vitamin B1, B2, B6, C và khoáng chất quan trọng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe của cơ thể rất hiệu quả.
Tuy nhiên vì đặc tính nhiều xơ và cứng của cây mía, nên bạn không thể tự làm nước ép mía tại nhà bằng máy ép chậm hoặc máy ép ly tâm được mà cần phải có máy ép chuyên dụng. Do đó cách đơn giản hơn để thưởng thức loại nước ép bổ máu này là bạn hãy ghé các quầy nước mía và order ngay một ly nước thơm ngon mát lạnh.
Nước ép mận
Nước ép mận cũng là một trong các loại nước ép bổ máu nhờ vào hàm lượng vitamin C và chất sắt cao. Nước ép mận không chỉ giúp tăng sinh huyết sắc tố trong cơ thể mà còn giúp đối phó với tình trạng thiếu máu, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Một trong những ưu điểm nổi bật của nước ép mận đối với người thiếu máu là khả năng cung cấp sắt dồi dào. Cứ 240 ml nước ép mận sẽ cung cấp đến 2,8 mg sắt, đáp ứng khoảng 17% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Bên cạnh sắt thì trong mận còn chứa nhiều magie giúp kích thích quá trình sản xuất hồng cầu và hỗ trợ vận chuyển oxy trong máu.
Nước ép mận còn có tính thanh nhiệt, giải độc gan và hỗ trợ tiêu hóa. Đặc biệt, với vị chua ngọt và tính bình, nước ép mận sẽ là thức uống lý tưởng trong những ngày nóng bức và khi cảm thấy nóng trong người. Đó chính là lý do tại sao đây không chỉ là một thức uống thơm ngon mà còn là sự lựa chọn tốt cho máu và lợi cho sức khỏe.
Cách làm nước ép bổ máu từ manh như sau: Bạn hãy chuẩn bị khoảng 500gr mận Hà Nội, một trái chanh, đường và đá. Tiếp đó bạn rửa sạch, cắt đôi trái mận, loại bỏ đi phần hạt và cho chúng vào máy ép trái cây để lấy nước. Sau đó rót ra ly và cho thêm 3 muỗng đường cùng 1 thìa nước cốt chanh, khi thưởng thức bạn hãy cho thêm đá để làm tăng hương vị.
Nước ép bổ máu từ dâu tây
Nước ép gì bổ máu? Với hàm lượng sắt tương đối cao, nước ép dâu tây đã trở thành lựa chọn tuyệt vời cho những người cần bổ sung chất sắt, giúp hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu. Đồng thời dâu tây cũng cung cấp một loạt các dưỡng chất như vitamin C, kẽm, carbohydrate, chất xơ, và axit folic (một loại vitamin B thiết yếu cho quá trình sản xuất tế bào máu),… tất cả đều có vai trò quan trọng trong việc tái tạo hồng cầu và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh của cơ thể.
Cách làm nước ép dâu tây như sau: Bạn hãy bỏ cuống và rửa sạch 200gr dâu tây và cắt thành từng miếng nhỏ. Tiếp đó bạn cho dâu tây vào máy ép để ép lấy nước, Nếu không có máy ép bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn rồi lọc lại qua rây bỏ đi phần bã. Sau cùng bạn cho nước ép ra ly, thêm 30ml nước đường, 5ml nước cốt chanh, cùng một vài viên đá, vậy là xong.
Nước cam
Mặc dù trong cam không chứa nhiều chất sắt, nhưng lại có chứa hàm lượng vitamin C vô cùng dồi dào. Loại vitamin này không chỉ làm tăng cường hệ thống miễn dịch mà còn có ảnh hưởng tích cực đối với quá trình hấp thụ chất sắt. Ngoài ra Vitamin C cũng tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin, thành phần quan trọng của tế bào hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào khắp cơ thể…
Đây là những lợi ích rất quan trọng cho dành những người đang phải đối mặt với tình trạng thiếu máu. Vì vậy việc thường xuyên thưởng thức nước ép cam sẽ giúp cơ thể bạn nhanh chóng phục hồi, cải thiện được tình trạng sức khỏe.
Cách làm nước ép bổ máu với loại trái cây này siêu đơn giản: Bạn hãy chọn mua 2 quả cam sành, nên chọn loại còn cuống, có vỏ mỏng và hơi sần để đảm bảo độ tươi. Sau đó rửa sạch và cắt trái cam làm đôi, tiếp đến sử dụng dụng cụ vắt để vắt lấy nước (một mẹo nhỏ để nước ép cam không bị đắng do lẫn tinh dầu của vỏ khi vắt là bạn hãy gọt bớt phần vỏ xanh bên ngoài). Khi uống bạn có thể cho thêm một chút đường và đá để tăng hương vị.
Nước ép kiwi
Nước ép kiwi không chỉ là một thức uống thơm ngon mà còn là nguồn dưỡng chất quý báu, giúp bổ máu và thúc đẩy phục hồi sức khỏe rất hiệu quả. Hàm lượng vitamin C có trong kiwi vượt trội hơn khi so với cam và nhiều loại trái cây khác. Vitamin C có vai hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, rất tốt cho người bị thiếu máu.
Ngoài ra, kiwi cũng là nguồn folate dồi dào, một loại vitamin B quan trọng giúp tạo ra tế bào hồng cầu khỏe mạnh, giữ cho lượng máu luôn ổn định. Cùng với đó là chất chống oxy hóa có trong nước ép kiwi sẽ bảo vệ cơ thể khỏi tác động có hại của gốc tự do, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Đây sẽ là một trong các loại nước ép bổ máu mà bạn nên thêm vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình.
Cách làm nước ép kiwi: Bạn hãy chuẩn bị 2 quả kiwi, 30gr đường cát, một ít muối với đá viên. Sau khi rửa sạch kiwi bạn hãy gọt bỏ đi phần vỏ bên ngoài, tiếp đến cắt nó thành nhiều miếng nhỏ để ép lấy nước. Tuy nhiên thanh vì dùng máy ép, bạn nên sử dụng máy xay sinh tố để tăng độ sánh mịn của nước. Lần lượt cho kiwi, đường cát, đá viên, và một ít muối vào máy và xay nhuyễn. Như vậy là bạn đã có một món nước ép bổ máu tốt cho sức khỏe và vô cùng thơm ngon.
Nước ép dưa hấu
Uống gì bổ máu? Hàm lượng sắt, vitamin C và kali cao trong dưa hấu không chỉ mang lại cảm giác giải khát tuyệt vời, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự lưu thông máu, giúp cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan và mô trong cơ thể, đặc biệt là những cơ quan quan trọng.
Vi chất sắt trong dưa hấu có khả năng sản xuất hemoglobin, giúp vận chuyển oxy trong máu được tốt hơn. Đồng thời, vitamin C có trong loại nước ép này còn hỗ trợ hấp thu sắt, giúp tăng cường sản xuất hồng cầu và ngăn chặn tình trạng thiếu máu. Không chỉ dừng lại ở đó, dưa hấu có nhiều axit folic thiết yếu cho cơ thể và có khả năng bù nước hiệu quả ngăn chặn tình trạng mất nước và duy trì sức khỏe toàn diện. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên uống nước ép bổ máu nào, thì dưa hấu chính là sự lựa chọn bạn không nên bỏ qua.
Cách làm nước ép dưa hấu mát lạnh, giải nhiệt phục hồi cơ thể: Bạn hãy cắt dưa hấu thành nhiều miếng nhỏ và gọt bỏ vỏ, sau đó cho chúng vào máy ép lấy nước. Tiếp theo bạn hãy rót ra ly khoảng 100ml nước ép dưa hấu, cho thêm vào đó 20ml nước đường cùng 15ml và đá viên để thưởng thức.
Nước ép nho
Nước ép nho từ lâu đã được biết đến như một thức uống bổ máu hiệu quả. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là sắt, vitamin C và các hợp chất chống oxy hóa, nước ép nho mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc cải thiện tình trạng thiếu máu. Với hàm lượng sắt, canxi, photpho, và các loại vitamin đa dạng, nho đã trở thành một lựa chọn ưu việt để nâng cao sức khỏe, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi hoặc có sức đề kháng kém.
Uống một ly nước ép quả nho hàng ngày không chỉ mang lại hương vị tuyệt vời mà còn là cách hiệu quả để cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt, hàm lượng axit amin lớn trong quả nho giúp tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu rủi ro các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe nội tiết mà còn mang lại làn da khỏe mạnh, hồng hào và tươi tắn hơn.
Vì vậy, việc thêm nước ép quả nho vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là một bước quan trọng để nuôi dưỡng sức khỏe toàn diện của bạn.
Hướng dẫn tự làm nước ép bổ máu, phục hồi sức khỏe với nho: Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị 250gr nho (nên chọn loại có vỏ căng, cuống xanh và cứng), 30ml nước đường và nửa trái chanh. Tiếp đến bạn hãy rửa sạch nho và cho vào máy ép lấy nước, sau đó cho ra ly, vắt thêm một ít nước chanh, cho nước đường cùng đá viên vào. Vậy là bạn đã có một ly nước ép nho tốt cho sức khỏe.
Nước ép bổ máu từ ổi
Thiếu máu uống nước ép gì? Nước ép ổi. Ổi là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc, được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Nhờ hàm lượng vitamin C cao, nước ép ổi không chỉ là thức uống giải khát thanh mát mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt cho những người mắc bệnh thiếu máu. Ngoài ra nước ép ổi cũng cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác như vitamin A, vitamin B, kali, magie,… góp phần tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
Cách làm nước ép ổi tại nhà: Bạn nên chọn những quả ổi tươi vừa chính tới để làm tăng hương vị chua và ngọt dịu. Hãy rửa sạch và cắt ổi thành các miếng nhỏ và loại bỏ bạt, sau đó cho vào máy ép. Sau khi ổi đã được ép, bạn hãy cho nước ép ổi ra ly, cho thêm một ít đường và đá viên để thưởng thức.
Nước ép bổ máu từ rau củ
Bên cạnh các loại trái cây, thì nước ép bổ máu từ các loại rau củ cũng được nhiều người yêu thích nhờ vào sự thanh mát, thơm ngon. Dưới đây là một số loại nước ép tốt cho máu, bổ cho sức khỏe, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi từ một số loại rau rủ quen thuộc hàng ngày mà bạn không nên bỏ qua.
Nước ép củ dền
Trong củ dền chứa một lượng lớn chất sắt, một khoáng chất quan trọng giúp hỗ trợ quá trình tái tạo và kích thích sự phát triển của tế bào hồng cầu, cung cấp oxy hiệu quả cho cơ thể, điều trị tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt.
Bên cạnh đó củ dền còn chứa đồng, một khoáng chất quan trọng khác giúp bổ sung thêm sắt và hỗ trợ quá trình phục hồi cơ thể cơ thể. Nhờ vào những đặc tính này, nước ép từ củ dền không chỉ được biết đến với khả năng bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng, mà còn được mệnh danh là thực phẩm bổ máu, giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch.
Cách làm nước ép bổ máu nguyên chất từ củ dền: Bạn hãy chuẩn bị 3 củ dền, sau đó rửa sạch, gọt vỏ và cắt đi phần cuống phía trên. Tiếp đó cắt củ dền thành từng miếng nhỏ và cho vào máy ép. Sau khi xong bạn cho nước ép ra ly và cho thêm vào một ít đường và vài viên đá là đã có thể thưởng thức được rồi.
Nước ép rau bina
Rau bina hay còn gọi là rau chân vịt, được biết đến là một loại rau lá xanh chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là vitamin K và sắt. Hai thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình tạo máu, giúp giảm thiếu máu hiệu quả.
Rau bina chứa hàm lượng sắt cao, khoảng 2.7mg sắt cho mỗi 100g rau. Khi cơ thể thiếu sắt, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, da xanh xao, chóng mặt,… Cùng với đó loại rau này cũng là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, với 558 mg vitamin K cho mỗi 100g rau. Nước ép rau bina giúp bổ sung vitamin K, hỗ trợ quá trình đông máu, giảm nguy cơ xuất huyết. Chưa hết các khoáng chất thiết yếu khác như vitamin A, C, E, folate, kali, magie,… trong rau bina giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ hệ tiêu hóa và đem đến nhiều lợi ích khác cho cơ thể.
Vì vậy nếu bạn đang gặp các tình trạng sức khỏe liên quan do thiếu máu, thì đây là loại thức uống không nên bỏ qua.
Cách làm nước ép bổ máu từ rau bina: Bạn cần khoảng 500gr rau bina, sau đó bỏ cuống, rửa sạch và chờ ráo nước, tiếp đó hãy lặt rau thành các khúc nhỏ dài khoảng 5cm. Sau đó dùng máy ép để ép lấy nước, khi uống bạn có thể cho thêm đường và đá. Ngoài ra bạn cũng có thể mix loại rau này với táo, cà rốt hay cần tây để tăng hương vị
Nước ép bí ngô
Bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn mà còn là nguyên liệu tuyệt vời để tạo ra thức uống bổ máu – nước ép bí ngô. Trong bí ngô chứa hàm lượng sắt và kẽm dồi dào, hai vi chất quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong việc sản sinh hồng cầu và hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy trong máu.
Do đó, việc bổ sung nước ép bí ngô vào chế độ dinh dưỡng có thể mang lại lợi ích to lớn cho những người đang gặp vấn đề thiếu máu. Ngoài ra loại nước ép bổ máu này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu khác như vitamin A, C, E, B6, kali, magie,… góp phần tăng cường phục hồi sức khỏe tổng thể rất tốt.
Cách làm nước ép bí ngô và mật ong: Bạn hãy chuẩn bị 500gr bí đỏ, 2 muỗng cà phê mật ong cùng 20ml nước lọc. Bí ngô bạn hãy gọt vỏ, bỏ hạt và cắt thành các miếng mỏng, tiếp đó xay nhuyễn bí ngô trong máy xay sinh tố cùng với nước, và dùng rây lọc lấy nước cốt. Cuối cùng cho thêm mật ong và đá vào khuấy đều rồi thưởng thức.
Nước ép cà rốt
Nhắc đến những nước ép bổ máu, tốt cho sức khỏe thì không thể bỏ qua nước ép cà rốt. Vị ngọt thanh tao, màu cam rực rỡ cùng hương thơm nhẹ nhàng của cà rốt đã tạo nên một thức uống không chỉ thơm ngon mà còn mang đến vô số lợi ích cho cơ thể.
Cà rốt từ lâu đã được biết đến như một loại củ quả giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Beta-carotene, tiền chất của vitamin A, là thành phần nổi bật nhất trong cà rốt, mang đến khả năng tăng cường thị lực và bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân gây hại, và đặc biệt là kích thích sản sinh hồng cầu, giúp cơ thể chống lại tình trạng thiếu máu. Cùng với đó, hàm lượng vitamin C dồi dào trong cà rốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh tật và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Cách làm nước ép cà rốt: Bạn hãy mua khoảng 7 củ cà rốt (500gram), sau đó rửa sạch, gọt vỏ và cắt bỏ phần cuống. Tiếp theo bạn bổ đôi củ cà rốt theo chiều dọc và cắt thành từng khúc nhỏ, rồi cho hết chúng vào máy ép lấy nước. Rót phần nước ép ra ly sau đó cho thêm vài giọt chanh để làm tăng hương vị, cuống cùng cho đá vào và thưởng thức.
Nước ép cải xoăn và cải cầu vồng
Nước ép cải xoăn và cải cầu vồng được làm từ hai loại rau xanh giàu dinh dưỡng.
Khi nhắc đến các loại nước ép bổ máu, tốt cho sức khỏe, thì không thể bỏ qua nước ép từ cải xoăn và cải cầu vồng với hương vị thơm ngon dễ uống cùng vô số lợi ích cho cơ thể. Cả hai đều chứa lượng sắt cao (100gr cải xoăn chứa khoảng 1,5g sắt và 120mg vitamin C), hỗ trợ sản xuất tế bào hồng cầu, đồng thời vitamin C trong cải xoăn giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Ngoài ra, nước ép này còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin K, A, C, E, B1, B2, B3, B6, magie, mangan, kali, và chất xơ, giúp phục hồi sức khỏe hiệu quả.
Cách làm nước ép cải xoăn và cải cầu vồng: Bạn chỉ cần rửa sạch 1 nắm lá cải xoăn và 1 nắm lá cải cồng vồng, sau đó cắt khúc và cho chúng vào máy ép cùng với một vài lát dứa để làm tăng hương vị. Rót nước ép ra ly cùng với 1 vài viên đá và thưởng thức hương vị thơm ngon bổ dưỡng thôi nào.
Các thức uống người bị thiếu máu nên tránh?
Bên cạnh việc bổ sung nước ép bổ máu, các loại thực phẩm giàu sắt, thì người bị thiếu máu cần lưu ý tránh một số loại đồ uống có thể cản trở quá trình hấp thu sắt và ảnh hưởng đến sức khỏe sau:
- Cà phê và trà: Trong 2 loại thức uống này có chứa caffeine, có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp. Việc uống nhiều cà phê hoặc trà có thể làm cho tình trạng thiếu máu trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt đối với người có bệnh tim mạch.
- Các loại nước ngọt và đồ uống có ga: Các thức uống này thường chứa nhiều đường, ít chất dinh dưỡng. Việc tiêu thụ nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể và tình trạng thiếu máu.
- Bia rượu: Lượng cồn trong bia và rượu có thể làm giảm khả năng lưu thông máu, khiến cho tình trạng thiếu máu trở nên nặng hơn. Uống nhiều rượu bia cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan.
- Không uống quá nhiều sữa tươi: Trong sữa tươi chứa hàm lượng canxi và photpho cao có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
Các lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của người bị thiếu máu
Để cải thiện tình trạng thiếu máu, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thì cũng cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bổ sung sắt và các dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện sức khỏe. Dưới đây là những điều cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của người bị thiếu máu:
- Bổ sung vitamin C: Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Do đó, người bị thiếu máu nên tăng cường bổ sung vitamin C bằng cách ăn các loại trái cây như cam, ớt đỏ, dâu tây, kiwi,… việc này không chỉ chống các gốc tự do mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi sắt không có Hemoglobin thành dạng dễ hấp thụ hơn.
- Hạn chế canxi: Canxi có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt. Do vậy, nên tránh ăn thực phẩm giàu canxi cùng lúc với thực phẩm hoặc đồ uống giàu sắt. Các nguồn canxi bao gồm sữa và các chế phẩm từ sữa, và đậu hủ,…
- Cân đối nguồn sắt: Nên bổ sung sắt từ cả động vật và thực vật để đảm bảo sự cân đối cho cơ thể. Nguồn sắt từ động vật bao gồm thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản,… Nguồn sắt từ thực vật bao gồm rau lá xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bạn gặp tình trạng khó khăn trong việc hấp thu sắt, hãy thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc bổ sung sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu.
Lời kết
Trên đây là danh sách 15 loại nước ép bổ máu, giúp hồi phục sức khỏe mà Ocany đã giới thiệu đến bạn. Nước ép trái cây và rau củ là một cách tuyệt vời để bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Uống nước ép thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường hệ miễn dịch, và phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Xem thêm:
- Điểm danh 12+ loại trái cây bổ máu vô cùng tốt cho sức khỏe
- 18 thực phẩm bổ sung sắt, giúp bổ máu nên bổ sung ngay
- Thiếu máu ăn gì? 16 loại thực phẩm bổ máu nên ăn hàng ngày
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!