Ngộ độc thực phẩm: Triệu chứng và cách điều trị tại nhà

ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi là hiện tượng trúng thực với nhiều khó chịu, mệt mỏi, đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, tiêu chảy,… Nguyên nhân của ngộ độc thực phẩm thường là do người bệnh đã vô tình ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm hóa học. Vậy, ngộ độc thực phẩm có nguy hiểm không? Cách khắc phục như thế nào? Tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau bạn nhé cùng Ocany nhé!

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thức ăn hay trúng thực là tên gọi chung của hiện tượng trúng độc sau khi ăn hoặc uống phải các loại thức ăn, nước uống đã bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Ngộ độc thức ăn ở thể nhẹ có thể đi kèm với đau đầu, buồn nôn, đi ngoài nhiều, phân lỏng,… Tuy nhiên có thể khỏi sau một vài ngày điều trị với thuốc thông thường.

Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng trúng độc sau khi ăn thức ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc

Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng trúng độc sau khi ăn thức ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc

Mặt khác, đối với trường hợp ngộ độc thức ăn nặng có thể gây ra nhiều chứng nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề cho sức khỏe hay thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm?

Nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể chia thành 4 nhóm chính, bao gồm:

  • Ngộ độc do ăn phải thức ăn có chứa các loại các loại virus viêm gan A (HAV), Norwalk, sán lá gan, độc tố tụ cầu Staphylococcus như gỏi, thịt, cá còn sống hoặc chưa nấu chín kỹ, nước trái cây, sữa tươi, sữa chua chưa qua tiệt trùng.
  • Ngộ độc thức ăn do nhiễm khuẩn Clostridium botulinum khi ăn các loại thực phẩm đã bị biến chất, ôi thiu, nấm mốc, hết hạn sử dụng. Độc tố vi nấm Aflatoxin khi ăn các loại đậu, hạt bị nấm mốc.
  • Ngộ độc khi ăn các loại thực phẩm có chứa sẵn độc tố như mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc, cóc lạ,…
  • Ngộ độc do ăn nhầm các thức ăn có dư lượng chất độc hóa học quá cao như thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia, thuốc trừ sâu,… hoặc các kim loại nặng như asen, chì, thủy ngân, selenium bị lẫn trong thực phẩm.
Các thực phẩm đã bị nấm mốc có thể gây ngộ độc

Các thực phẩm đã bị nấm mốc có thể gây ngộ độc

Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường xảy ra rất nhanh chóng, chỉ khoảng vài phút, vài giờ sau khi ăn. Một số trường hợp có thể kéo dài đến 1 – 2 ngày để cơ thể tiêu thụ hết lượng thực phẩm chứa độc tố rồi mới bộc phát.

Biểu hiện ngộ độc thực phẩm có thể bao gồm:

  • Cảm giác khác thường trong cơ thể ngay sau khi ăn nhưng không quá rõ rệt.
  • Sau một thời gian thì sẽ xuất hiện tình trạng đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, khát nước, khô môi do mất nước.
  • Một số bệnh nhân còn xuất hiện hiện tượng sốt, vã mồ hôi liên tục, nhịp tim nhanh, trụy mạch do bị nhiễm trùng hoặc nhiễm hóa chất.

Nếu sau khi ăn các loại thực phẩm tươi sống, chưa qua chế biến, nghi bị hư hỏng, ôi thiu và đi kèm với những triệu chứng kể trên, kể cả nhẹ thì bạn cũng nên đến ngay bệnh viện để được can thiệp y tế kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Buồn nôn, chóng mặt là một trong những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Buồn nôn, chóng mặt là một trong những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Biến chứng nguy hiểm của ngộ độc thức ăn

Những biến chứng là rất khó lường, thường để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về sau. Các biến chứng do ngộ độc thức ăn nhưng không được điều trị kịp thời có thể kể đến như:

  • Rối loạn thần kinh: Ngộ độc thực phẩm có thể khiến ảnh hưởng đến thị giác, khiến người bệnh nhìn mờ, nhìn đôi. Đôi khi còn xuất hiện tình trạng khó nói, nói ngọng, tê liệt cơ, co giật hay thường xuyên đau đầu, chóng mặt.
  • Rối loạn tim mạch: Biến chứng của ngộ độc thực phẩm có thể bao gồm các rối loạn tim mạch như tụt huyết áp đột ngột, rối loạn nhịp tim, đau tức ngực, khó thở. Trường hợp nặng có thể dẫn đến trụy tim, ngừng tim, đe dọa đến tính mạng.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Hệ tiêu hóa chính là nơi chịu nhiều tổn thương nhất khi ăn phải thực phẩm có chứa độc tố, vi khuẩn. Vì vậy mà những biến chứng ở hệ tiêu hóa bao gồm đi ngoài lẫn máu và chất nhầy, đau bụng dữ dội, đau cổ, đau họng, tức ngực,… là điều không thể tránh khỏi.
  • Sức đề kháng giảm sút: Đây cũng là điều tất yếu sau khi cơ thể trải qua giai đoạn ngộ độc thực phẩm, nhất là đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người già hoặc các bệnh nhân đang trong quá trình điều trị có sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Những người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan hay rối loạn sắc tố cũng bị suy giảm khả năng miễn dịch đáng kể sau khi bị ngộ độc thức ăn.
Trúng thực có thể gây ra các rối loạn thần kinh

Trúng thực có thể gây ra các rối loạn thần kinh

Cách chữa ngộ độc thực phẩm

Có thể thấy, những triệu chứng và biến chứng của ngộ độc thực phẩm là rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch và các bộ phận chức năng trong cơ thể. Vì vậy, khi có những dấu hiệu bất thường nghi là ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân và người nhà cần có những biện pháp xử lý nhanh, đồng thời đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Gây nôn

Buồn nôn, nôn mửa chính là cơ chế tự nhiên nhất của cơ thể nhằm ngăn chặn chống độc tố và vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, cách tốt nhất mà người bệnh cần làm lúc này là dùng mọi biện pháp để gây nôn toàn bộ thức ăn ra ngoài.

Cách hiệu quả nhất đó là dùng ngón tay trỏ sạch để ép vào góc lưỡi, đồng thời cho uống nước muối hòa tan để tống thức ăn ra ngoài qua đường miệng càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, trong quá trình gây nôn, người nhà cần chú ý đặt người bệnh nằm nghiêng, kê cao đầu để tránh dịch nôn tràn vào phổi, tránh nguy cơ tử vong do sặc, ngạt thở.

Đối với trẻ em, việc ép lưỡi bằng ngón trỏ cần phải hết sức cẩn thận để tránh làm tổn thương cổ họng.

Gây nôn là biện pháp đầu tiên cần làm để tống toàn bộ thức ăn nhiễm độc ra khỏi dạ dày

Gây nôn là biện pháp đầu tiên cần làm để tống toàn bộ thức ăn nhiễm độc ra khỏi dạ dày

Nếu sau khi nôn, người bệnh tỉnh táo dần thì có thể tiếp tục điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu tình trạng xấu đi thì nên đưa đến ngay bệnh viện gần nhất. Đồng thời đừng quên đem mẫu thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc hoặc dịch nôn để bác sĩ xác định nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân có những biểu hiện như giật, rối loạn ý thức, suy hô hấp thì tuyệt đối không được gây nôn vì có thể đe dọa đến tính mạng. Lúc này cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở ý tế gần nhất.

Uống nhiều nước hoặc oresol

Khi bị ngộ độc thực phẩm, ngoài việc nôn, tiêu chảy thì cơ thể cũng sẽ toát rất nhiều mồ hôi, điều này vô tình làm mất nước nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh cần được bổ sung nước bằng dung dịch Oresol pha theo tỷ lệ nhất định tùy thuộc vào thể trạng của từng người, không nên pha quá ít hoặc quá nhiều nước.

Cần bù nước bằng dung dịch Oresol pha loãng với tỷ lệ được khuyến cáo

Cần bù nước bằng dung dịch Oresol pha loãng với tỷ lệ được khuyến cáo

Trong trường hợp có nhiều bệnh nhân ngộ độc cùng một lúc thì nên chia dung dịch oresol riêng biệt cho từng người, không cho uống chung vì có thể vô tình khiến người bị ngộ độc nhẹ trở nên nặng hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần bổ sung nước điện giải hoặc nước ion kiềm Ocany với hàm lượng phân tử Hydro dồi dào, có khả năng chống lại quá trình oxy hóa, thúc đẩy cơ chế thải độc của cơ thể, đồng thời bổ sung lượng vi khoáng cần thiết. Nước ion kiềm Ocany có cấu trúc phân tử siêu nhỏ, vì vậy có thể thẩm thấu nhanh vào tế bào và đem lại hiệu quả hồi phục nhanh chóng.

Bổ sung nước ion kiềm Ocany để bù nước và bù khoáng cho cơ thể sau khi nôn và tiêu chảy

Bổ sung nước ion kiềm Ocany để bù nước và bù khoáng cho cơ thể sau khi nôn và tiêu chảy

Sử dụng men vi sinh

Trong men vi sinh có chứa thành phần Probiotics – đây là các loại lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường ruột, ức chế sự tấn công của các hại khuẩn. Men vi sinh hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất, vitamin từ thức ăn, ngăn ngừa nguy cơ dị ứng.

Khi bị ngộ độc, bệnh nhân thường bị nôn mửa, tiêu chảy, điều này vô tình làm mất đi một lượng lớn lợi khuẩn trong đường ruột, từ đó tạo điều kiện cho các khi khuẩn có hại hoạt động. Chính vì vậy, việc bổ sung men vi sinh khi bị trúng thực là điều vô cùng quan trọng mà bệnh nhân không được bỏ qua.

Tuy nhiên, cách sử dụng men vi sinh đúng cách như thế nào cũng cần được quan tâm để đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Nếu trong quá trình điều trị các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có chỉ định uống kháng sinh thì phải cách ít nhất 2 tiếng mới được sử dụng men vi sinh.
  • Thời điểm tốt nhất để sử dụng men vi sinh là khoảng 30 đến 60 phút trước khi ăn.
  • Không nên pha men vi sinh với nước sôi, chỉ pha với nước nguội và nên uống ngay sau khi pha.

Sử dụng trà bạc hà

Trong lá bạc hà có chứa hàm lượng tinh dầu, menthol và limonene khá dồi dào. Các chất này đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe, trong đó có hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Trà bạc hà có tác dụng làm dịu các cơn đau do co thắt ruột

Trà bạc hà có tác dụng làm dịu các cơn đau do co thắt ruột

Việc uống trà bạc hà khi bị ngộ độc thực phẩm cũng có thể giúp hệ tiêu hóa thư giãn, hạn chế các cơn co thắt ruột và giảm đau đáng kể. Một công dụng tuyệt vời khác của trà bạc hà đó là chống lại nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn – biến chứng thường thấy của ngộ độc thực phẩm.

Ăn thực phẩm nhạt vị

Sau khi đã “tống” toàn bộ lượng thực phẩm gây ngộ độc ra khỏi cơ thể, người bệnh cần được bổ sung năng lượng và dinh dưỡng bằng cách sử dụng các loại thực phẩm nhạt vị, kết cấu lỏng, dễ tiêu để giảm các cơn buồn nôn và khó chịu trong dạ dày. Một số loại thực phẩm được khuyên dùng sau khi bị ngộ độc thức ăn có thể kể đến như chuối, lòng trắng trứng, bột yến mạch, khoai tây, giấm táo,…

Cho người bệnh nghỉ ngơi

Cho người bệnh nghỉ ngơi hoàn toàn sau khi xử trí ngộ độc là cách tốt nhất để rút ngắn thời gian hồi phục. Bởi khi bị ngộ độc, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, đuối sức, việc nằm thư giãn hoặc đi lại nhẹ nhàng, tránh gắng sức sẽ giúp cơ thể nhanh chóng ổn định.

Chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà bằng phương pháp dân gian

Trước khi có y học hiện đại thì người ta đã biết cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà với những nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Đây cũng là giải pháp chữa trị tức thời cho các bệnh nhân bị ngộ độc ở xa bệnh viện hoặc chưa được can thiệp y tế kịp thời. Sau đây là một số cách chữa ngộ độc bằng phương pháp dân gian tại nhà:

  • Nhai tỏi tươi từ 2 đến 3 tép để giảm cảm giác buồn nôn, đau bụng vì trong thành phần của tỏi có tính kháng viêm tự nhiên.
  • Uống ngay 2 đến 3 cốc chanh ấm để bổ sung điện giải, bù nước và vitamin C cho cơ thể.
  • Uống nước ấm pha với giấm táo để giảm triệu chứng ngộ độc nhanh chóng.
Tỏi tươi có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn và giảm viêm

Tỏi tươi có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn và giảm viêm

Nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế

Mọi trường hợp bị ngộ độc thực phẩm dù nặng hay nhẹ đều có thể gây ra những biến chứng khó lường. Vì vậy mà người nhà cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất sau khi đã thực hiện các biện pháp sơ cứu để được chẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm bằng cách nào?

Có thể thấy, những triệu chứng và biến chứng gây của ngộ độc thực phẩm là rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, việc cẩn trọng trong việc lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm luôn là điều quan trọng mà ai cũng phải quan tâm để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Lựa chọn thực phẩm

Thực phẩm được lựa chọn cho chế độ ăn uống hằng ngày đều phải đảm bảo tươi sống, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáng tin cậy. Các loại thực phẩm đóng gói cũng phải còn trong hạn sử dụng, không bị ôi thiu hay biến chất.

Đối với việc lựa chọn các loại hoa quả, rau củ thì cũng nên cân nhắc lựa chọn thực phẩm sạch, không chất bảo quản, chất kích thích tăng trưởng hay có dư lượng thuốc trừ sâu quá cao. Ngoài ra cũng nên tránh các loại thực phẩm chứa độc tố sẵn như mầm khoai tây, nấm độc, cá nóc,…

Cần lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáng tin cậy

Cần lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáng tin cậy

Việc kết hợp các loại thực phẩm kỵ nhau cũng là một nguyên nhân gây ngộ độc, chẳng hạn như:

  • Rau chân vịt + đậu nành.
  • Đậu nành + hành lá.
  • Sữa đậu nành + trứng.
  • Sữa chua + thịt giăm bông.
  • Dưa hấu + thịt.
  • Thịt + giấm.
  • Thịt bò + hạt dẻ.
  • Thịt cua + trà.
  • Hồng + khoai tây.
  • Hải sản + trái cây.

Bảo quản thực phẩm

Thực phẩm tươi sống, đóng hộp và đã qua chế biến cần có những biện pháp bảo quản riêng để giữ nguyên chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng.

Đối với thực phẩm tươi sống như thịt, cá cần được làm sạch và không nên để ở ngoài nhiệt độ thường quá 2 tiếng. Sau khi làm sạch thì cần lưu trữ trong ngăn đông tủ lạnh.

Thức ăn đã qua chế biến thì cần được đậy kín để tránh côn trùng, bụi bẩn xâm nhập. Nếu ăn không hết thì đậy kín bằng màng bọc thực phẩm và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Đối với rau xanh đã nấu chín thì không nên bảo quản qua đêm trong tủ lạnh vì có thể làm tăng hàm lượng nitrat và khiến người ăn bị nhiễm độc.

Các loại củ quả như bí đỏ, khoai tây, khoai lang có thể để ở nơi thoáng mát với nhiệt độ lý tưởng là 25 độ C, tránh ánh nắng Mặt Trời chiếu vào trực tiếp.

Chế biến thức ăn

Chế biến thức ăn đúng cách cũng là một biện pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm tốt nhất. Bởi số lượng người bị trúng thực do quá trình chế biến thức ăn kém vệ sinh cũng chiếm một tỷ lệ khá cao.

Chế biến thức ăn đúng cách giúp giảm tỷ lệ ngộ độc

Chế biến thức ăn đúng cách giúp giảm tỷ lệ ngộ độc

Trước, trong và sau khi chế biến thức ăn, người nấu cần rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn vào đường ruột thông qua đường ăn uống.

Các nguyên liệu nấu nướng cần được sơ chế, rửa sạch với nước muối hoặc dung dịch rửa chuyên dụng trước khi nấu.

Các loại thực phẩm như rau củ, hoa quả thì nên sử dụng các dụng cụ như rổ rá, dao thớt riêng, tách biệt với thực phẩm sống có nguồn gốc động vật để tránh làm nhiễm khuẩn.

Ưu tiên sử dụng đũa kim loại để gắp thịt sống để hạn chế vi khuẩn còn tích tụ trên đầu đũa.

Sau khi nấu, cần rửa sạch dụng cụ nấu ăn bằng xà phòng và có thể khử khuẩn một lần bằng nước ấm, để khô hoặc phơi nắng để chuẩn bị cho lần sử dụng kế tiếp.

Đảm bảo nguyên tắc “ăn chín uống sôi”

Như đã đề cập, ăn các loại thực phẩm sống, chưa được nấu chín kỹ cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm thường thấy. Chính vì vậy, việc tuân thủ nguyên tắc “ăn chín uống sôi” luôn là điều quan trọng mà ai cũng cần quan tâm.

Ở nhiệt độ cao, một số loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại hay ấu trùng của chúng sẽ bị tiêu diệt, vì vậy sẽ an toàn hơn so với việc ăn các loại thực phẩm sống, nấu tái.

Mặt khác, một số loại vi khuẩn, vi sinh vật trên thực phẩm hư hỏng, không được bảo quản đúng cách hoặc thịt được lấy từ động vật nhiễm bệnh cũng không được tiêu diệt hoàn toàn ở nhiệt độ nấu ăn thông thường. Vì vậy, cần lựa chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Cần nấu chín thức ăn trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Cần nấu chín thức ăn trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Có thể thấy, ngộ độc thực phẩm là hiện tượng rất dễ xảy ra, nhất là đối với những đối tượng có sức đề kháng yếu và thường xuyên ăn các loại thực phẩm lên men, tươi sống hoặc không được nấu chín kỹ.

Khi có các dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu rồi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, đừng quên bổ sung nước ion kiềm Ocany để bù nước và bổ sung khoáng, giúp rút ngắn thời gian phục hồi. Liên hệ hotline 19002821 hoặc truy cập website https://drinkocany.com/san-pham/ để được tư vấn mua hàng.

Vì sao bạn nên sử dụng nước Ocany hàng ngày?
  • Giảm lưu trữ mỡ & Detox cơ thể
  • Trẻ hóa da
  • Tốt cho tim mạch & xương
  • Trung hòa axit trong dạ dày
Các Bài viết liên quan
Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn
AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử siêu nhỏ giúp nước Ocany phân tách và chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

StoreLocation
Tìm cửa hàng gần bạn
chat
Liên hệ Ocany
water
Cần đặt nước
Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.